CƯ SĨ TẠI GIA ĐI GIỮA ĐỜI THƯỜNG (PHẦN 2)

Người cư sĩ tại gia luôn sống chan hòa với mọi người, chia sẻ những nỗi đau và mất mát, niềm vui, hạnh phúc của thế nhân. Họ sống giản dị, không phô trương, luôn tìm ra những giải pháp tối ưu được tích tụ trong những năm tháng tu luyện để trợ giúp cho chúng sinh hữu tình. Vô thường trong mọi suy nghĩ, khiêm tốn trong học tập, bình tĩnh lắng nghe khi giao tiếp, sáng suốt, chuyên cần trong tu tập và hành động là phẩm chất của người cư sĩ tại gia trên hành trình tu tiến đến quả vị Phật.

Niềm vui của người Cư sĩ

Người Cư Sĩ hành Bồ Tát đạo luôn thầm lặng và bình thản, không có khái niệm thời gian và không gian, đôi lúc quên mất cả chính bản thân mình. Niềm vui nho nhỏ của người cư sĩ là cứu giúp được nhiều chúng sinh thoát khỏi bệnh tật, hiểm nguy trong đời, giúp họ giải thoát khỏi những tư tưởng hạn hẹp, luôn đắm chìm trong u mê hướng tới giác ngộ và tiến tu theo Phật đạo. 

Không thể sẻ chia 

Người Cư Sĩ hành đạo “thuận lẽ âm dương”, nhưng đôi khi phải cưỡng lại cả “ý trời” để cứu giúp một kiếp đời. Không so đo tính toán, không vụ lợi; sau những lần “cứu độ” khó khăn đó, họ về nhà với hai quả thận đau nhừ tử, tứ chi rã rời. Nhiều khi vừa nằm nghỉ tĩnh tâm, điều khí, nạp năng lượng được khoảng 15 phút, lại phải lên đường bởi một cuộc điện thoại kêu cứu khác; nửa đêm về nhà, lục nồi cơm nguội ăn ngon lành vì cả ngày chưa ăn gì.

Không nói được lên lời

Phàm nhân thường có bản tính mong cầu lớn, họ tận dụng “triệt để” mọi khả năng mà người cư sĩ có. Đôi khi họ yêu cầu quá cao những việc làm không tưởng hoặc vô đạo đức. Gặp những trường hợp như vậy, người cư sĩ lại phải bình tĩnh ngồi hướng đạo, giải thích. Có những việc khó, nặng nề do chúng sinh tạo nghiệp xấu và đang gánh chịu hậu quả, cư sĩ lại phải giải quyết giúp. Giải quyết được thì họ vui cười, nhưng nếu chưa giải quyết ngay được thì họ dè bỉu, nói xấu. Vì đã nguyện xin “làm một người bình thường, đi giữa đời thường, chỉ xin mang lý tưởng của Bồ Tát” nên người cư sĩ tại gia luôn phải chịu nhiều áp lực và trách nhiệm không chỉ trong gia đình mà còn với bạn bè và xã hội. Đây là những phẩm hạnh vô cùng cao quý của người cư sĩ tại gia trong cõi Ta Bà này.

Quyết tâm cao độ

Khi đã bước đi trên con đường Bồ Tát đạo, người cư sĩ cần phải có trí tuệ và sức khỏe. Từ bi, hỷ xả, dũng mãnh, lợi tha, quyết tâm đến cùng là phước báu vô hình giúp người cư sĩ vượt lên trên mọi thử thách và gian nan.

Tập quên để nhớ

Cuộc đời người cư sĩ phải gánh chịu nhiều thiết thòi hơn so với phàm nhân, không những thế còn phải gánh hết thảy những nghiệp chướng của nhiều chúng sinh mà mình đã trợ giúp. Chính vì vậy, phương pháp “Tập quên để nhớ” sẽ rất có ích lợi giúp cư sĩ tập gạt bỏ những tạp kiến không cần thiết ra khỏi não bộ để tăng trưởng trí huệ, tiếp thông được với các tầng năng lượng cao quý của Vũ trụ.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

                    Viện trưởng – Chuyên gia cảm xạ học
Nguyễn Ngọc Sơn – Cư sĩ Rangxi Zanpo

(Còn nữa)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!