NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN CỦA TÂM GIÁC NGỘ

Là cư sĩ tu trì theo pháp KIM CƯƠNG THỪA, những gì mà ta phải làm là hiểu được cấp độ hiện tại của mình. Cần hết sức cẩn trọng, không nên lãng phí năng lượng của mình, để rồi chúng ta không đạt được mục tiêu gì cả, dẫn tới thất vọng!

Chẳng hạn như, ta bố thí rất nhiều thứ và sau đó muốn khoe khoang, khi ấy tất cả các công đức mà ta đã tích lũy đều biến mất. Cũng như thế, nếu ta bấn loạn tâm trong khi thực hành Bồ đề tâm, thiền định, trì giới, Bồ tát đạo, công đức tích lũy trước đó sẽ tiêu tan nhanh chóng; chúng ta sẽ cảm nhận được điều này có thể từ một lý do vô nghĩa hoặc phù hợp. Với bất kỳ lý do nào trong lúc tu tập, nếu ta cảm thấy hối tiếc về việc mình đã làm, thì cảm giác hối tiếc đó sẽ hủy hoại toàn bộ công đức. Vì vậy, không nên để nó hiện khởi, nếu không ta sẽ uổng phí rất nhiều thời gian, năng lượng bản thể và nhiều thứ khác nữa. Hối tiếc về một THIỆN NGHIỆP đã làm, lấy thành quả của người khác làm của mình, vỗ ngực PHÔ TRƯƠNG, khởi tâm sân hận, thái độ bất kính với những người đã hướng đạo mình v.v.v…là những tác nhân gây hủy hoại và làm tiêu tan công đức của chính mình. Mọi người sẽ không tôn trọng và hoan nghênh khi chúng ta vướng mắc phải những lỗi lầm này!.

Một sự tức giận sâu sắc và nghiêm trọng đối với các vị Thượng Sư, nó sẽ phá hủy toàn bộ công đức của những thiện nghiệp mà ta đã tích lũy được. Hãy cẩn trọng trong lời nói và những hành động để không mắc phải các ÁC NGHIỆP làm tồn hại tới các công đức thiện nghiệp của ta được tích lũy từ nhiều năm tháng. Là cư sĩ tu hành theo pháp KIM CƯƠNG THỪA, khi tu tập BỒ ĐỀ TÂM cần phải có lòng BI MẪN, TỪ ÁI, BỐ THÍ VÀ TRÌ GIỚI với nguồn cảm hứng trọn vẹn, với niềm HỶ LẠC lớn lao và TỰ NGUYỆN; chúng ta thực hành bằng tất cả tấm lòng chân thành, bằng trí tuệ sáng suốt và tính kiên định của mình. Khi ta nhìn nhận mọi sự việc và mọi con người với con mắt trí tuệ và bi ái; ta có thể chia sẻ bất kỳ thứ gì ta có mà không mong cầu đáp trả.Ta cần phải thường xuyên tri ân các THIỆN NGHIỆP của ta mỗi khi gặp được những điều tốt đẹp.

Theo nghĩa đen “NGHIỆP” có nghĩa là “HÀNH ĐỘNG” nên bất cứ việc gì ta làm đều thuộc về “NGHIỆP”, đó có thể là : THÂN NGHIỆP, KHẨU NGHIỆP hoặc Ý NGHIỆP.

NGHIỆP dường như đã trở thành một thuật ngữ của đạo Phật, thuộc về một phạm trù giáo lý và triết học; tuy nhiên nếu xét về một góc độ khác thì NGHIỆP lại là nguyên lý của VŨ TRỤ.

NGHIỆP được chia thành:

– BẤT THIỆN NGHIỆP.

– THIỆN NGHIỆP.

– VÔ KÝ NGHIỆP.

Ngoài ra còn có một loại hành động thuộc về “DUY TÁC” , tức là những NGHIỆP NHÂN bắt nguồn từ trí tuệ; đó là những bậc GIÁC NGỘ không còn để lại quả báo trong luân hồi sinh tử. Hiện giờ, chúng ta chưa có được “NGHIỆP TRÍ TUỆ” vì chúng ta vẫn chưa nhận ra được bản chất siêu việt của TỰ TÍNH TÂM trong con người mình. Chính vì vậy, việc thực hành những HÀNH ĐỘNG GIÁC NGỘ đối với chúng ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn!. Không phải chúng ta chưa đủ quyết tâm, trí tuệ, lòng bi mẫn hay thiếu điều gì đó để đạt tới sự CHỨNG NGỘ; mà do những mê vọng trong tâm cản trở, vô minh và xúc tình phiền não khiến cho ta bị xao lãng không nhìn thấy TỰ TÍNH TÂM của chính mình!.

Thiền để soi lại chính mình, khai mở tâm giác ngộ (hình ảnh luyện tập thiền của các HV Lạng Sơn).

Khi chưa đạt được TÂM GIÁC NGỘ, mọi hành động của chúng ta đều bị dẫn dắt bởi vô minh và mê lầm. Chúng ta cứ mải mê loạn động trong cuộc sống như những chú ếch mù không thể định hướng, ngay cả lúc di chuyển cũng gặp nhiều khó khăn, chỉ biết nhảy nhót lung tung và lao đầu vào những bức tường bao quanh. Sẽ tương tự như vậy, trong phạm trù TÂM LINH nếu chúng ta cứ lao đi một cách mù quáng, không được TUỆ GIÁC của chính TÂM GIÁC NGỘ nơi ta dẫn dắt.

Là cư sĩ tu trì pháp KIM CƯƠNG THỪA nói riêng và tất cả các đệ tử Phật nói chung, chúng ta cần phải luôn luôn tịnh trừ các chướng ngại trên con đường tu tập của mình, không để vô minh mê lầm khuất lấp TÂM GIÁC NGỘ trong ta, bởi thời gian cuộc đời thật quá ngắn ngủi.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.

Viện trưởng – Chuyên gia cảm xạ học
Nguyễn Ngọc Sơn – Cư sĩ Rangxi Zanpo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!